Lịch Sử Đồng Hồ Tachymeter
Những nhận định cho rằng đồng hồ tachymeter được phát minh vào năm 1816 là không hoàn toàn đúng đắn. Thực ra đây là thời điểm ra đời của đồng hồ chronograph đầu tiên do Louis Moinet phát minh, nhằm mục đích kết hợp với thiết bị chiêm tinh, có khả năng đếm giờ chính xác vô song ở thời điểm đo – chi tiết đến 1/60 giây.
Mặc dù đồng hồ tachymeter về cơ bản là một chiếc đồng hồ chronograph có thêm thang đo tachymeter, chính vì thế mà lịch sử của nó cũng là một phần của lịch sử đồng hồ chronograph. Tuy nhiên, chính xác mà nói thì lịch sử đồng hồ Tachymeter bắt đầu vào đầu thế kỷ XX. Phát minh này đã chứng kiến đồng hồ chronograph trở thành một công cụ vô giá trong hoạt động hàng hải, hàng không và điều hướng tàu ngầm, đồng thời cũng trở thành phụ kiện của các tay đua và phi công.
Thời kỳ đầu, chúng được bán rộng rãi ngoài thị trường dân dụng với thang tachymeter được in lên viền ngoài cố định của mặt số. Năm 1958, công ty đồng hồ Heuer (hiện nay là TAG Heuer) đã giới thiệu một mẫu đồng hồ chronograph có thang tachymeter được khắc trên vòng bezel xoay để thực hiện các phép tính phức tạp hơn.
Năm 1967, vành bezel tachymeter xoay được đưa vào phiên bản mới của Heuer Autavia. Sau đó, nó trở thành chiếc đồng hồ chronograph đầu tiên có tính năng này. Autavia tiếp tục trở thành một trong những chiếc đồng hồ đeo tay phổ biến nhất dành cho các tay đua và những người đam mê đua xe.
Vành tachymeter xoay có gì khác biệt với tachymeter cố định?
Vào thời kỳ đầu của loại thiết kế này, nó thực sự là một tính năng hấp dẫn và đặc biệt hiếm có. Rất khó để phát triển một thang tachymeter trên khung bezel có thể chuyển động được, vì vậy nó được nhiều người coi là rất đáng mơ ước.
Ban đầu, vành tachymeter xoay đã được tạo ra để đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong khi các mẫu đồng hồ có thang tachymeter cố định chỉ có thể ghi lại tốc độ trung bình của 1 dặm (hoặc 1km), rồi sau đó phải bấm nút reset để trả kim chronograph về vị trí “0” nếu muốn đo tiếp. Nhưng đối với loại đồng hồ có vành tachymeter xoay được, các tay đua có thể tính toán tốc độ trung bình cho mỗi dặm của cuộc đua bằng cách xoay vòng bezel.
Chính vì thế, thiết kế này đã đưa Heuer lên đài vinh quang của thế giới đồng hồ thể thao và đạt được địa vị chưa từng có ở nhiều thập niên sau đó. Mãi đến tận ngày nay, khi công nghệ xe đua đã đạt đến điểm không cần phụ thuộc vào đồng hồ để tính toán tốc độ, nhưng thiết kế này của TAG Heuer vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn của những người đam mê tốc độ và đồng hồ chronograph.
Ngày nay, thang tachymeter được đặt trên vành bezel (cả xoay được và không xoay được) là phổ biến nhất, vì tính tiện dụng và độ thẩm mỹ của nó. Với thiết kế này, các hãng sản xuất có thể tiết kiệm diện tích mặt số để trình bày những quan điểm chế tác đồng hồ của họ, cũng như tăng khả năng dễ đọc cần có cho một chiếc đồng hồ chronograph.
Ngoài ra, một số mẫu đồng hồ chronograph có thang tachymeter nằm trên mặt số vẫn được phát triển bởi một số hãng sản xuất đồng hồ hướng đến các thiết kế retro, hoặc có ý định hồi sinh một số mẫu đồng hồ cổ nổi tiếng như một sự tôn vinh đối với di sản thương hiệu.
Và rằng, có lẽ chúng ta sẽ hiếm khi thấy được kiểu thiết kế này trên những mẫu đồng hồ chronograph hoàn toàn hiện đại. Trong số hiếm hoi đó có Zenith, tiêu biểu với dòng đồng hồ tachymeter Chronomaster Open lộ cơ 42mm là một phát triển hiện đại. Nhưng bạn cũng có thể nhầm lẫn với một số mẫu đồng hồ tachymeter Chronometer Revival lấy cảm hứng từ cổ điển. Nói chung, Zenith khá trung thành với kiểu thang đo tachymeter nằm cố định bên trong mặt số, cho dù là ở quá khứ hay hiện tại.
Đồng Hồ Tachymeter Có Bền Không? Giá Bao Nhiêu?
Việc áp dụng thang đo tachymeter trên vành bezel có thể sẽ khiến nó trở nên dễ trầy xước và thậm chí bay số (đối với kiểu in thông thường). Không thể phủ nhận, dù là xài bất kỳ loại đồng hồ nào thì vành bezel cũng là nơi dễ trầy xước nhất. Tuy nhiên, các hãng sản xuất đồng hồ đã có những nỗ lực nhất định trong việc cải thiện, chẳng hạn như thay vì in thang tachymeter lên vành bezel, ngày nay nó đã được chạm khắc laser sắc sảo, hoặc được làm từ các vật liệu chống trầy khác như gốm công nghệ cao.
Tương tự những những loại đồng hồ khác, chronograph tachymeter có thể sử dụng máy quartz hoặc máy cơ. Giá cả của nó cũng phụ thuộc nhiều về dòng máy, tính năng phụ, vật liệu chế tạo và tất nhiên quan trọng hơn cả là thương hiệu của nó.
Một chiếc đồng hồ tachymeter chính hãng có thể xuất phát từ mức giá dưới 10 triệu VND (cho các thương hiệu không chuyên hoặc bán chuyên về đồng hồ) và có thể lên đến hơn 500.000.000 VNĐ (đối với các thương hiệu đồng hồ xa xỉ như Rolex, Omega, TAG Heuer,…)
Đồng hồ chronograph tachymeter có thể đang nằm trong danh sách yêu thích của bạn, hay thậm chí nó đang được đeo trên cổ tay bạn, nhưng liệu bạn đã hiểu hết về chiếc đồng hồ của mình, cũng như biết cách sử dụng nó? Có thể nó sẽ không thật sự hữu ích trong mọi trường hợp trong cuộc sống, và rằng bạn mua nó chỉ vì nó đẹp, tuy nhiên việc am hiểu về đồng hồ cũng là thú vui của người sành đồng hồ.
Ngoài những chiếc đồng hồ Tachymeter, bạn có thể tham khảo thêm những chiếc đồng hồ hàng hiệu của nhà ELLY nhé. Đây là thương hiệu phụ kiện thời trang hàng đầu tại Việt Nam đã đạt nhiều giải thưởng và luôn được tín đồ thời trang tin tưởng nhiều năm nay. Những sản phẩm đồng hồ túi xách, ví da, thắt lưng, giày dép, …. luôn là sản phẩm chất lượng và được bảo hành dài hạn vì thế đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Thông tin liên hệ
Facebook: www.facebook.com/ThuongHieuThoiTrangELLY
Website: elly.vn
Hệ thống showroom trên toàn quốc: https://elly.vn/he-thong-showroom/
Hotline: 0966.353.000 – 0906.636.000