Những bước thăng trầm trong lịch sử của thương hiệu thời trang Chanel

Cao cấp, sang trọng và quyến rũ là những gì người ta nhắc về Chanel. Từ những bộ quần áo cho đến nước hoa, trang sức, mỹ phẩm,… Chanel đã khiến cả thế giới phải nhìn vào bằng sự ngưỡng mộ, mến phục. Nhưng câu chuyện hình thành và phát triển của thương hiệu đình đám này thì dường như không quá nhiều người biết đến, nhất là những giai đoạn khó khăn mà Chanel phải vượt qua để khẳng định được vị thế như ngày nay.

Chanel và những bước đi đầu tiên

Có thể nói câu chuyện của nhà Chanel được bắt đầu từ năm 1883, với sự ra đời của một cô bé có tên là Gabrielle “Coco” Chanel, người sau này trở thành chủ nhân của thương hiệu thời trang toàn cầu Chanel.

lịch sử của thương hiệu thời trang Chanel

Nếu như Chanel hiện nay rực rỡ huy hoàng biết bao nhiêu thì cuộc đời của Gabrielle “Coco” Chanel – người sáng lập ra hãng lại đầy sóng gió.

Bà có  một tuổi thơ khá bất hạnh khi mẹ mất sớm. Ngay sau đó, bà lại được cha đưa vào sống trong một tu viện từ năm 12 tuổi. Với việc sống một cuộc đời không cha mẹ, Coco Chanel đã sớm hình thành nên ý thức tự giác và khả năng làm chủ cuộc sống của mình.

Khi ở tu viện cùng với các nữ tu sĩ, Coco Chanel đã được dạy cách may vá, làm quen với vải vóc và những mũi khâu. Đây được xem là nền móng ban đầu quyết định đến con đường sự nghiệp lẫy lừng của bà sau này.

Khi Coco Chanel bước vào tuổi 18 cũng là lúc bà chính thức bước vào thế giới thời trang. 

Được xem là một cô gái có nhan sắc, cùng với sự thông minh sắc sảo, Coco Chanel thường quen biết được nhiều người đàn ông giàu có. Trong đó có Étienne Balsan, một doanh nhân có tiếng tại Pháp. Hai người chính thức công khai mối quan hệ vào năm 1909, Coco Chanel được biết đến với danh xưng tình nhân của Étienne Balsan. Đây chính là người đã hỗ trợ cho Chanel rất nhiều về mặt tài chính như việc mở cho bà một cửa hàng làm mũ ở Paris.

Nhưng mối tình với Étienne Balsan nhanh chóng kết thúc. Coco Chanel lại bắt đầu một mối quan hệ mới, với một người đàn ông mới tên là Arthur Capel. So với những người mà Coco Chanel đã từng quen biết thì Arthur Capel được xem như tri kỷ của bà. Người có đóng góp không nhỏ vào sự ra đời của thương hiệu thời trang Chanel khi mà chính ông đã tài trợ tiền để bà mở cửa hàng quần áo thời trang – tiền thân của hãng Chanel ngày nay.

lịch sử của thương hiệu thời trang Chanel 7

Cửa hàng thời trang ban đầu của Chanel được nhiều người biết đến với phong cách thời trang khác lạ so với thị phần chung lúc bấy giờ. Đơn giản và thanh lịch là điều mà người ta thích ở các thiết kế của bà. Lần đầu tiên những màu sắc như xanh hải quân, xám,… được đưa vào may trang phục cho nữ giới. Điều này tạo nên sự khác biệt của Chanel so với các nhà thiết kế đương thời.

Chanel và những sản phẩm mang tính biểu tượng

Những năm 20 của thế kỷ 20 rất có ý nghĩa với sự thành công của The House of Chanel. Sự ra đời của chiếc váy đen nhỏ, nước hoa No.5, bộ đồ Chanel đã khiến cả giới thời trang phải ngỡ ngàng. Đây là thời điểm mà Chanel vươn mình mạnh mẽ trở thành một biểu tượng thời trang trên toàn thế giới. Những bộ trang phục đơn giản của Chanel kết hợp cùng một vài món phụ kiện thời trang đã trở thành một phong cách bất di bất dịch mà bất kì một tín đồ nào cũng mê mẩn.

Năm 1921, lọ nước hoa Chanel No.5 ra đời đưa Chanel trở thành nhà mốt thời trang đầu tiên sản xuất dòng nước hoa của riêng mình. Với thiết kế đơn giản nhưng mùi hương đặc sắc, No.5 đã trở thành chai nước hoa phổ biến nhất mọi thời đại và không bao giờ lỗi thời.

lịch sử của thương hiệu thời trang Chanel 3

Năm 1925, một thiết kế mang tính cách mạng nữa của Chanel đó là bộ đồ Chanel. Nó được xem là thứ chưa từng xuất hiện. Trong thời kỳ mà phụ nữ đã bị ràng buộc bởi báo nịt ngực cùng những trang phục ôm chặt lấy cơ thể, bó buộc người mặc thì bộ đồ Chanel lại mang đến sự mới lạ chưa bao giờ có. Lấy cảm hứng từ bộ đồ nam giới, bộ đồ Chanel với một chiếc áo khoác không cổ và một chiếc váy không ôm sát tạo ra sự thoải mái cho người mặc. 

lịch sử của thương hiệu thời trang Chanel 4

Năm 1926, một dấu ấn đặc sắc mang tên Chanel ra đời đó là chiếc váy đen nhỏ. Nếu như màu đen là màu của sự tang tóc, buồn đau thì dưới bàn tay tài hoa của Chanel, nó đã trở thành một thiết kế mang tính thời đại. Mọi phụ nữ đều có một chiếc váy đen nhỏ trong tủ đồ của mình.

Vào những năm 1930, thời trang Chanel tiếp tục thăng hoa khi trở thành nhà thiết kế độc quyền của nhiều ngôi sao nổi tiếng. Đó là cách nhanh nhất đưa Chanel đến với người dùng trên toàn thế giới. Với hơn 4000 công nhân, Chanel được xem là một trong những thương hiệu thành công nhất thời đó.

Nhưng chặng đường nào cũng có những khó khăn thách thức. Và Chanel không phải là ngoại lệ. Năm 1939, chiến tranh thế giới đã tác động không nhỏ đến nhà mốt Chanel. Cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, Chanel đã phải đóng cửa tất cả các cửa hàng và sa thải toàn bộ nhân viên. Điều này đã khiến Coco Chanel vô cùng buồn bã. Bà đã chuyển đến Thụy Sĩ để sinh sống thay vì ở lại Paris để chứng kiến sự sụp đổ của thương hiệu.

Coco Chanel và sự trở lại đầy ngoạn mục

Sau hơn 10 năm tạm xa thế giới thời trang, vào năm 1954, khi đã 71 tuổi, Coco Chanel quyết định mở lại thương hiệu Chanel đình đám một thời. Những thiết kế của bà trong giai đoạn này vẫn giữ được hơi hướng cổ điển của những năm 1920 nhưng có một vài chi tiết cách tân cho hợp thời đại. Các nhà phê bình đã không tiếc lời khen dành cho sự trở lại này.

Chiếc túi xách Chanel 2.55

Trong quá khứ, Chanel cũng đã từng có thời gian làm việc với túi xách. Nhưng để chính thức tạo thành một thương hiệu khẳng định được tên tuổi của Chanel thì phải kể đến chiếc túi 2.55. Đó được xem là một cuộc cách mạng dành cho đôi bàn tay của người phụ nữ.

lịch sử của thương hiệu thời trang Chanel 5

Tính biểu tượng là điều luôn luôn có ở Chanel. Chiếc túi 2.55 cũng vậy. Nó bắt nguồn từ ý tưởng muốn giải phóng đôi bàn tay của người phụ nữ, thay vì phải cầm, xách những chiếc ví thì Chanel muốn chiếc túi có dây dài ra để có thể đeo trên vai. Từ đó đôi tay của họ được giải phóng.

2.55 được lấy từ năm mà chiếc túi này ra đời. Và cho đến ngày nay, túi 2.55 cua Chanel vẫn được xem là một trong những chiếc túi huyền thoại nhất của làng thời trang thế giới.

Chanel sau Coco

Không nằm ngoài quy luật của tạo hóa, người phụ nữ tài ba Coco Chanel qua đời vào năm 1971. Thiếu vắng Coco, Chanel đã có quãng thời gian loạng choạng trong việc định hình phong cách và thiết kế. Chỉ đến khi Karl Lagerfeld về với hãng vào năm 1983 với chức danh giám đốc nghệ thuật cho toàn bộ thời trang của hãng. Có thể nói, Karl Lagerfeld giống như truyền nhân của Coco, người đã kế thừa tất cả những quan điểm thời trang của bà và phát triển nó ở một tầm mới.

lịch sử của thương hiệu thời trang Chanel 6

Với vai trò là giám đốc sáng tạo của hãng, Karl Lagerfeld đã vực dậy Chanel, đưa nhà mốt này trở thành thương hiệu thời trang cao cấp toàn cầu, cùng những sàn diễn mang đậm phong cách Chanel và chỉ Chanel mới có.

Chanel hiện tại

Năm 2019, sau hơn 30 gắn bó với Chanel, Karl Lagerfeld qua đời. Nhưng những gì mà ông làm được cho Chanel được xem như một gia tài, một di sản khổng lồ mà không một nhà thiết kế thời trang nào có thể làm được. 

Người được lựa chọn kế nhiệm Karl Lagerfeld là Virginie Viard, cũng từng có thời gian dài làm việc cùng ông hoàng tóc trắng. Vì vậy ít nhiều cô cũng có được những nền tảng vững chắc cùng sự định hướng mà Karl Lagerfeld đã định ra. 

Đánh giá post
-45%
824,450
-30%
979,300
-45%
824,450
-40%
636,000
-40%
623,400
-40%
1,008,000
-50%
1,099,500
2,499,000

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CHÍ NÓI VỀ ELLY

HỆ THỐNG SHOWROOM GỌI NGAY
GIỎ HÀNG