Với sự bùng nổ của TikTok trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều các trào lưu aesthetic được “sống dậy” hoặc ra đời trên nền tảng này. Không chỉ có Y2K, nguồn cảm hứng từ vũ trụ, kiến trúc hay thậm chí là ngày tận thế đem đến một thế giới thời trang rộn ràng và thú vị hơn bao giờ hết. Hãy cập nhật ngay những xu hướng mới để không bị tụt lại trước thế hệ Gen Z cá tính và sáng tạo.
Indie sleaze: lời từ chối cho sự hoàn hảo
Đúng như hai danh từ tạo nên, phong cách này được lấy cảm hứng từ cộng đồng chơi nhạc indie và sleaze (tạm dịch: sự nhớp nhúa). Trước kia, Indie Sleaze từng được gán cho những cái tên như “Indie Trash” hay “Landfill Indie” (Tạm dịch: Bãi rách), ám chỉ cách hoạt động chui lủi, thiếu chính thống trong mắt nhiều người. Mix & match không chủ đích, áo sơ mi kẻ sọc quá khổ mặc như váy, quần tất màu đen, tóc rối, tạo dáng trước ánh đèn flash và ti tỉ những thứ chi tiết rườm rà là đặc điểm nhận dạng bản chất tùy hứng, bất cần và tự do của phong cách này.
Thời hoàng kim của Indie Sleaze rơi vào những năm 2006 – 2012 với sự thúc đẩy của những tên tuổi nổi tiếng như Kate Moss, Sienna Miller, Mary-Kate Olsen,… TikToker Mandy Lee (@oldloserinbrooklyn) cho rằng nhu cầu được xích lại gần nhau, cũng như tự do sáng tạo đều được kích hoạt trong thời kì giãn cách và những tiểu văn hóa như Indie Sleaze đã đáp ứng được điều đó. Ngoài ra, sự “bình dân” cũng là yếu tố đưa Indie Sleaze một lần nữa “lên ngôi” bởi bạn có thể theo đuổi phong cách này chỉ từ những món đồ secondhand giá rẻ.
Avant apocalypse: lạc quan chào “ngày tận thế”!
Đúng, bạn không nghe nhầm đâu! Avant Apocalypse (Tạm dịch: Tiên phong khải huyền) chính là phong cách “ngày tận thế”. Hiểu đơn giản, “Apocalypse” có nghĩa là sự tàn lụi. Xu hướng aesthetic này được xem như tiếng gọi tự do trong hoàn cảnh tưởng chừng như dấu chấm hết. Theo @oldloserinbrooklyn, Avant Apocalypse là sự kết hợp giữa thời trang lưu trữ, chủ nghĩa tối đa trung tính (neutral maximalism) và xu hướng “lật đổ sự nhàm chán” (subservive basics). Tinh thần grunge của NTK Rick Owens và phong cách lập dị của Maison Margiela đã vẽ ra hình dung đầu tiên về trào lưu này.
Phổ biến vào những năm 70, 80 khi công chúng đang đối mặt với sự bất ổn kinh tế và nổi loạn chống lại các giá trị truyền thống của thế hệ cũ, Avant Apocalypse là những màn cắt giải cấu trúc, sắp xếp, nâng cấp lại những món đồ có sẵn trong tủ quần áo. Người theo đuổi nó sẽ hoán đổi vai trò của từng món đồ, tạo điểm nhấn trên cơ thể bằng những đường cắt để lộ da thịt cùng các loại vải ôm sát đường cong, ám chỉ sự khao khát được bộc lộ bản thân một cách mạnh mẽ dưới những mảnh vải “nửa kín nửa hở”.
The new space-age: niềm hi vọng đến từ tương lai
Kim loại – metallic – cấu trúc hộp là bộ ba đặc điểm nhận diện của phong cách “Thời đại Vũ trụ Mới”. The New Space-Age chính là “dresscode” ăn mừng cho kỷ nguyên của công nghệ và khát khao chinh phục tương lai. Cuộc chạy đua vào không gian này thực chất là phiên bản “tiến hóa” của phong cách Mod thập niên 60 với đặc trưng là những chiếc mũ bonnet ôm chặt cằm, boots cao cổ, những tấm vải da, nhựa bóng bẩy,…
Người tiên phong và huyền thoại nhất của trào lưu là NTK người Pháp André Courrèges. Năm 2022, hào quang thời trang đến từ vũ trụ chiếu xuống đường băng của những nhà mốt như Loewe, Mugler, Chet Lo,… và được đón nhận nhiệt tình trên mạng xã hội.
Abercrombie-core: casual chic theo thước đo tiktok
Nếu tìm kiếm trên Tiktok về #abercrombie, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp những video hàng nghìn views hướng dẫn phối đồ theo phong cách này bởi những tài khoản như @haleyivers, @kyra_aaliyah. Trái ngược với cái tên nghe có vẻ khó hiểu, Abercrombie-core thực chất xuất phát từ thương hiệu quần áo Abercrombie & Fitch. Nó khá tương đồng với casual chic nhưng mềm mại và nữ tính hơn. Bạn có thể cũng là một tín đồ của Abercrombie-core nếu đã hoặc đang diện những bản phối như áo ba lỗ phối quần short lưng cao hay blazer và jeans,…
Clown-core: học hỏi thẩm mỹ của những chú hề
Một chú hề thường sẽ mặc gì? Đó có thể là một bộ phục trang rực rỡ với các gam như đỏ, cam, xanh lá; những chi tiết cổ áo, tay áo xếp tầng phóng đại hay màn hò hẹn giữa các chất liệu ren, voan, nhung,… Không ngoa khi nói phong cách này tựa một cuộc tái hiện show diễn Thu-Đông 2003 của Dior dưới kỷ nguyên của John Galliano: điên rồ, kì quái, và đầy ắp tiếng cười.
Sculptural styling: khi ai cũng có thể làm nhà thiết kế
Sculptural Styling (Tạm dịch: Phong cách điêu khắc) gồm những màn “chế tác”, layer lại những món đồ sao cho phù hợp với gu thẩm mỹ của từng người. Theo @thealgorythm, xu hướng aesthetic này có bản chất tương tự Avant Apocalypse nhưng tươi sáng và mang nhiều năng lượng chữa lành hơn. Đặt vào bối cảnh “bành trướng” của thời trang nhanh, Sculptural Styling là sự phản ứng tất yếu về nhu cầu ham muốn sự độc quyền trong trang phục, dẫn đến những màn DIY độc lạ trên TikTok.
Trong trường hợp bạn đang có nhu cầu chọn mua balo, túi xách, giày dép,… cao cấp, sành điệu, nhưng đang phân vân chưa biết mua ở đâu uy tín, thì bạn không nên bỏ qua ELLY – Chuỗi thương hiệu phụ kiện thời trang cao cấp hàng đầu tại Việt Nam. 100% mẫu phụ kiện tại ELLY đều được thiết kế tỉ mỉ theo tiêu chuẩn chất lượng và chế độ bảo hành uy tín cùng chế độ hậu mãi hấp dẫn. Song song với việc sản phẩm hoàn hảo về cả kiểu dáng đến chất lượng thì đảm bảo quyền lợi khách hàng luôn được ELLY đặt lên hàng đầu vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua hàng tại ELLY nhé.
Thông tin liên hệ
Facebook: www.facebook.com/ThuongHieuThoiTrangELLY
Website: http://elly.vn
Hệ thống showroom trên toàn quốc: https://elly.vn/he-thong-showroom/
Hotline: 0966.353.000 – 0906.636.000